Khi bạn bè quốc tế thăm quan các tuyến phổ ở Hà Nội, hình ảnh thường xuyên bắt gặp đó là những quán phở, nồi phở điện và bát phở... nó trở thành một nét văn hóa đặc trưng.
Khi bạn bè quốc tế thăm quan các tuyến phổ ở Hà Nội, hình ảnh thường xuyên bắt gặp đó là những quán phở, nồi phở điện và bát phở... nó trở thành một nét văn hóa đặc trưng.
Theo Didier Corlou, bếp trưởng khách sạn Sofitel Metrôple Hà Nội, nếu
bạn đến thăm Việt Nam mà chưa thưởng thức món phở thì bạn chưa thực sự
trải nghiệm phong vị ẩm thực của đất nước này. "Phở là một trong những
lý do khiến tôi ở lại Việt Nam trong mười bốn năm qua" Corlou nói khi mô
tả về món ăn bình dân được bày bán trên hầu hết các con phố. Corlou yêu
thích phở đến nỗi ông và những người bạn Pháp thích ăn phở khác đã
thuyết phục đại sứ Frédéric Baron của liên minh Châu Âu tổ chức 1 buổi
hội thảo về món ăn được ưa chuộng này. “Phở: Di sản Việt Nam” Đã thu hút
sự tham gia của các nhà nghiên cứu văn hóa, nhà thơ và những chuyên gia
ẩm thực Việt Nam. Hội thảo cung cấp những thông tin hướng dẫn và tạo cơ
hội cho những người tham dự quan sát món phở được chuẩn bị theo phong
cách của đầu thế kỷ hai mươi. Để phát huy truyền thống của phở, Liên
minh Châu Âu cũng đã xuất bản cuốn cách song ngữ Pháp – Việt về món ăn
này. "Chúng tôi đã dành hơn một năm để chuẩn bị cho sự kiện này" Đạisứ
Baron nói.
Phở cũng khêu gợi trí tò mò của các nhà báo và nhà văn. Chẳng hạn, nhà
báo Frank Renaud đã nghiên cứu những tư liệu tại Viện Viễn Đông Bác Cổ
của pháp nhưng không tìm thấy thông tin đích thực về nguồn gốc của phở.
Tác giả Alain Guillemin viết một bài báo ngăn có tên "Lịch sử của Phở
Việt Nam" đã được dịch sang tiếng Việt. Guillemin nói: "Có những nhà văn
Việt Nam“ Viết về phở đầy hứng khởi như thể họ đang sáng tác thơ!"
Nguyễn Đình Rao, chủ tịch của câu lạc bộ ẩm thực UNESCO, đã đi tìm nguồn
gốc của những quán phở theo phong cách cổ. Ông được biết rằng món ăn
này có thể bắt nguồn từ đầu thế kỷ hai mươi, khi Nhà máy Dệt Nam Định
được xây dựng. Vào thời đó, đây là nhà máy tuyển dụng nhiều nhân công
nhất Đông Dương. Ông Rao nói rằng những cư dân trẻ tuổi ở Nam Định Đã
dùng thịt bò để tăng thêm hương vị của món cháo và bánh phở truyền thống
cho phù hợp với khẩu vị của người Pháp. Một số người tin rằng phở là
món ăn vô cùng hấp dẫn vì nhiều ý nghĩa. "Tôi vẫn ăn phở tại một quán
phố gần Cửa Bắc", Corlou nói. "Đó là nơi tôi đã gặp vợ tôi"
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM :
-Nồi phở thanh nhiệt
-Tủ hâm nóng thức ăn
-Lò nướng Brazil